Giấy nhám là một vật liệu quan trọng giúp cho các bề mặt gỗ, kim loại, bê tông… trở nên nhẵn mịn. Chúng được sử dụng ở giai đoạn chuẩn bị bề mặt trước khi sơn.
Giấy nhám được tạo ra như thế nào?
Từ khoảng thế kỷ 13, người ta đã sử dụng nhiều loại giấy nhám dưới nhiều hình thức khác nhau. Về cơ bản, con người đã sử dụng một số loại chất nền và chà xát nó trên gỗ.
Lớp nền giấy nhám có thể được làm từ nhiều thứ, bao gồm bông, giấy, tơ nhân tạo, polyester và cao su.
Hạt nhám có thể được làm từ các hạt khoáng chất tự nhiên như đá lửa, đá nhám hoặc các khoáng chất tổng hợp như oxit nhôm, hợp chất sillic và carbon.
Hạt nhám và vật liệu nền của nó phải có một liên kết chặt chẽ. Nếu không, chúng có thể bị bong ra trong quá trình sử dụng.
Số grit có nghĩa là gì?
Độ thô của giấy nhám được tính bằng grit, ký hiệu #, P, A, AA. Số grit trên một mảnh giấy nhám càng cao tương đương số lượng hạt nhám càng nhiều, khả năng mài mòn tốt, tạo ra bề mặt mịn hơn.
Giấy nhám thô sẽ có ít hạt hơn và lớn hơn trong khi giấy nhám mịn có nhiều hạt hơn nhưng nhỏ hơn.
Chà nhám với các hạt mịn hơn sẽ loại bỏ các vết trầy xước do giấy trước đó để lại và mang lại bề mặt nhẵn mịn.
Loại thô
Bao gồm các loại P40, P60, P100, P120. Phù hợp dùng để xử lý bề mặt gồ ghề như mối hàn, rỉ sét, gỗ cứng.
Loại trung bình
Bao gồm P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800. Trong đó, P150 – P320 được sử dụng để chà nhám gỗ cho công tác chuẩn bị hoàn thiện, làm sạch vữa và vết bẩn.
P400 – P800 thích hợp sử dụng cho công đoạn đầu tiên trong bước đánh bóng bề mặt mà chưa yêu cầu quá mịn.
Loại mịn
Bao gồm P1000, P1200, P1500, P2000, P2500. Trong đó P1000, P1200 dùng để chà nhám ở bước cuối cùng trong việc hoàn thiện, đánh bóng gỗ.
P1500, P2000, P2500 phù hợp để tăng độ bóng cho công đoạn hoàn thiện với độ bóng/mịn cao.
Loại siêu mịn
Bao gồm P3000 – P8000, phù hợp với những bề mặt yêu cầu khắt khe nhất về độ mịn.
Câu hỏi đặt ra “Tôi có thể chà nhám toàn bộ bề mặt vật liệu bằng giấy nhám Siêu mịn không?”.
Tùy từng trường hợp, nhưng ban đầu bạn nên dùng giấy nhám thô. Tiếp theo là giấy nhám mịn hơn giúp việc chà nhám nhanh và dễ dàng.
Phân loại
Có nhiều loại giấy nhám được làm từ các chất liệu khác nhau và được sử dụng cho các loại bề mặt khác nhau.
Các chất liệu thường được sử dụng để làm giấy nhám bao gồm oxit nhôm, ceramic, garnet, silicon carbide, len thép.
Giấy nhám oxit nhôm
Giấy nhám oxit nhôm là vật liệu có màu gạch hoặc nâu xám. Phù hợp với gỗ và kim loại. So với loại giấy garnet thì oxit nhôm bền hơn, nhưng hiệu quả của nó lại kém hơn.
Giấy nhám vòng ceramic
Giấy nhám ceramic có đặc tính dai và bền, sử dụng cho các sản phẩm như thép hợp kim, thép đúc, inox, tianium, hợp kim nhôm…Hiệu quả hơn khi sử dụng kết hợp với máy chà nhám.
Giấy nhám garnet
Giấy nhám garnet có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu nâu sáng, hay được sử dụng trong ngành chế biến gỗ. Loại này có lớp hạt nhám không quá dày nên thích hợp cho công đoạn chà nhám hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
Giấy nhám Silicon Carbide
Giấy nhám silicon carbide thường được sử dụng cho kim loại. Giấy nhám silicon carbide thường có màu xám xanh, đen hoặc than với lớp nền chống thấm nước. Hoạt động trên cả bề mặt ẩm ướt cũng như khô ráo.
Phù hợp với vật liệu thủy tinh, khoáng sản, gốm sứ, đá, titan, vécni, đồng, thép (đặc biệt là thép tấm).
Len thép
Len thép bao gồm các sợi thép được cán nhuyễn tạo nên những sợi chỉ thép bén, mỏng, sau đó các sợi này được bện vào nhau.
Len thép được sử dụng để mài mòn, đánh bóng các công trình bằng gỗ, thủy tinh, kim loại, đồ nội thất…
Cách sử dụng hiệu quả
-
Đối với bề mặt không bằng phẳng cần được loại bỏ bằng giấy nhám thô.
-
Thông thường, bắt đầu với giấy nhám thô để loại bỏ lớp sơn cũ hoặc làm phẳng bề mặt, sau đó chuyển dần sang giấy nhám mịn.
-
Bạn nên đảm bảo làm sạch bề mặt vì cặn bẩn từ lần chà nhám trước đó có thể cản trở quá trình làm nhẵn.
-
Giấy nhám phù hợp với kim loại cứng (ví dụ sắt hoặc thép) là oxit nhôm, trong khi giấy nhám tốt nhất cho kim loại nhẹ hơn, chẳng hạn như nhôm là silicon carbide.
-
Chà nhám tạo ra nhiều bụi, vì vậy bạn hãy đeo kính bảo vệ mắt, khẩu trang, găng tay để đảm bảo sức khỏe.
CÔNG TY TNHH SX TM 7M - Xưởng sản xuất giấy nhám, vải nhám, băng keo tại Tp.HCM
Với mục tiêu là nỗ lực cải tiến, tìm kiếm giải pháp tốt nhất để cung cấp đến cho Khách hàng các sản phẩm băng keo và giấy nhám có chất lượng vượt trội, nhằm giúp cho Khách hàng giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu trong quá trình lao động sản xuất, đóng gói hàng hóa.
Trong suốt thời gian qua, Công Ty TNHH SX TM 7M đã không ngừng chú trọng về chất lượng và dịch vụ, vươn lên trở thành đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên sản xuất và cung cấp các loại băng keo và giấy nhám tại TP HCM.
Phát triển trên tiêu chí: "Chất lượng hàng đầu, Khách Hàng trên hết", Công Ty TNHH SX TM 7M đã ghi dấu ấn trên thị trường thông qua sản phẩm tiêu biểu như:
- BĂNG KEO với đa dạng các loại: băng keo da bò, băng keo hai mặt, băng keo màu, băng keo giấy nhăn, băng keo OPP đục,băng keo OPP trong. Chất lượng băng keo siêu dính, siêu bền được giải pháp hữu ích cho ngành đóng gói sản phẩm.
- GIẤY NHÁM - VẢI NHÁM CHUYÊN DỤNG: loại dùng cho ngành cơ khí và loại dùng cho ngành gỗ. Giấy nhám có tính chất siêu mịn, sử dụng phổ biến nhất trong khâu hoàn thiện sản phẩm do có tính năng mài mòn và đánh bóng cao, giúp bề mặt sản phẩm sạch bóng để lớp sơn bảo vệ bên ngoài bám chắc hơn, bảo vệ tốt hơn cho sản phẩm.
Với thế mạnh sở hữu hệ thống sản xuất hiện đại cùng đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, bằng nỗ lực của toàn công ty, dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nhu cầu của Khách hàng, Công Ty TNHH SX TM 7M triển khai các giải pháp kỹ thuật để có được sản phẩm chất lượng cao, giá thành cạnh tranh nhất, mang lại hiệu quả cao Khách Hàng.
Đối với tất cả các Khách hàng dù lớn hay nhỏ, Công Ty TNHH SX TM 7M chủ trương xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 2177/1/2/27 Huỳnh Tấn Phát, KP. 7, TT. Nhà Bè, H. Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh
Xưởng sản xuất: 733/1 Nguyễn Bình, Nhơn Đức, Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại/ Zalo: 0979 429 975 - 0987 168 481
Website: www.bangkeogiaynham7m.com
Hân hạnh được phục vụ!